Chào các bạn.
Trong vài năm gần đây thì Laravel đã trở thành một trong những framework hàng đầu được sử dụng để phát triển web, đôi khi nó còn được ưu ái hơn cả Ruby on rails hay là asp.net nữa.
Laravel cũng có rất nhiều phiên bản, mà gần đây nhất là phiên bản Laravel 9 (tại thời điểm 2022/04/23), trong đó mình khá là ấn tượng với Larvel 8, vì phiên bản này có rất nhiều cải tiến, đặc biệt là với chức năng Auth - xác thực người dùng, với Jetstream cùng giao diện đẹp như mê ly v.v..
Mình cũng đã chuyển từ CakePHP sang dùng Laravel cho các dự án, và hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách cài đặt Laravel 8 cho hệ điều hành Windows nhé.
Hai lựa chọn để cài đặt Laravel 8 trên Window
Để cài đặt Laravel 8 lên Window, chúng ta có thể lựa chọn giữa 2 phần mềm trung gian tạo môi trường cài đặt là Docker Desktop hoặc Composer.
Nếu cài đặt Laravel 8 bằng Docker Desktop, bạn sẽ cần cài đặt thêm cả Windows Subsystem for Linux để giúp tạo môi trường ảo Linux chạy trên Windows để chạy Docker. Cách làm này khá là mất công, nên trừ trường hợp trên máy tính đã có sẵn các môi trường này thì mình nghĩ là không nên lựa chọn.
Bạn cũng có thể tham khảo cách này tại trang web chính thức của Laravel8 tại Laravel docs.
Thay vào đó, chúng ta có thể dễ dàng cài đặt Laravel thông qua Composer như sau:
Bước 1: Tải và cài đặt Composer
Trước tiên, hãy lựa chọn phiên bản Composer phù hợp và tải về máy để cài đặt. Bạn có thể tìm thấy link tải tại website Composer.
Bước 2: Kiểm tra phiên bản PHP trong máy.
Laravel 8 cần một số yêu cầu hệ thống, đặc biệt là với phiên bản của PHP thì cần phải cao hơn 7.3. Do vậy, bạn cần kiểm tra xem phiên bản PHP đã cài đặt trên máy tính có tương thích hay không, nếu chưa thì phải cài lại PHP cho phù hợp nhé.
Nếu các bạn chưa cài PHP lên máy thì có thể tham khảo sử dụng gói phần mềm Xampp. Đây là phần mềm tích hợp cả PHP, Apache lẫn phpMyAdmin, là combo trọn bộ cung cấp mọi thứ cần thiết để chạy Laravel.
Link tải có thể tìm thấy tại apachefriends.org
Có rất nhiều phiên bản của Xampp, do đó hãy chọn phiên bản nào tích hợp PHP lớn hơn 7.3 nhé.
Bước 3: Cài đặt và Laravel 8 và tạo project đầu tiên
Tại bước này, bạn cần mở Command Prompt và điều hướng tới thư mục mà bạn muốn cài đặt Laravel 8 vào máy.
Ví dụ nếu thư mục bạn muốn cài đặt Laravel là D:¥project
thì hãy nhập lệnh điều hướng sau đây:
cd D:¥project
Sau đó hãy nhập lệnh sau để tạo project mới, ví dụ như là sampleBlog chẳng hạn:
composer create-project laravel/laravel:^8.0 sampleBlog
Lưu ý ở đây, tại dòng 1 bạn cần phải ghi rõ tên phiên bản là ^8.0
. Nếu không thì composer sẽ tự chọn phiên bản Laravel mới nhất để cài đặt cho bạn.
Và Laravel 8 sẽ được cài đặt như dưới
Bước 4: Tạo cơ sở dữ liệu Database dùng cho Project
Tại bước này, chúng ta sẽ tiến hành cấu hình cơ sở dữ liệu sử dụng cho Project vừa tạo.
Nếu bạn dùng Xampp, hãy khởi động phần mềm và chạy phpMyadmin. Sau đó tạo một database mới sử dụng cho project, ví dụ như là test_laravel
chẳng hạn.
- Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết về cách tạo bảng và cột mới trong phpMyAdmin từ Xampp.
Bước 5: Thay đổi tên cơ sở dữ liệu tại file .env
File .env
được tự động tạo ra sau khi chúng ta tạo một Project Laravel mới, và chứa các thông tin cần thiết về project, ví dụ như là tên database được sử dụng, hay là tên website sau khi chúng ta up lên host chẳng hạn.
Bạn có thể tìm thấy file này ở ngay trong folder vừa được cài Project.
Về mặc định thì tên database ghi trong file sẽ là DB_DATABASE = laravel
. Hãy thay đổi tên này bằng tên cơ sở dữ liệu mà bạn vừa tạo ra ở bước 4.
DB_DATABASE=first-laravel
Bước 6: Chuyển đổi dữ liệu bằng Migrate
Ở bước 4, chúng ta đã tạo ra cơ sở dữ liệu, và khai báo việc sử dụng nó trong Laravel ở bước 5.
Ở bước 6 này, chúng ta sẽ tạo ra các bảng chứa các thông tin cụ thể mà Laravel đã chuẩn bị sẵn cho chúng ta, ví dụ như là bảng chứa thông tin người dùng (users), mật khẩu (pasword) chẳng hạn.
Hãy chạy lệnh Migrate để thực hiện chúng.
php artisan migrate
Ở đây, php artisan
là câu lệnh dùng để gọi artisan
- một công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp chúng ta giao tiếp với Laravel. Và migrate
là một trong các lệnh được tích hợp sẵn trong artisan
. Lệnh migrate
ngoài việc tạo ra các bảng mà Laravel đã chuẩn bị sẵn, thì cũng có thể chạy các file migration
dùng để mô tả các bảng mà chúng ta muốn tạo ra trong cơ sở dữ liệu.
Bước cuối
Sau khi đã hoàn tất các thiết lập, hãy chạy lệnh serve
để khởi động Project vừa tạo
php artian serve
Lưu ý với lệnh trên thì Laravel sẽ được khởi động với cổng port mặc định. Trong trường hợp muốn chạy Project với port khác, ví dụ như port 500
chẳng hạn, hãy dùng lệnh sau:
php artian serve --port = 500
Sau đó, hãy truy cập vào đường link http://127.0.0.1:8000 và tận hưởng thành quả.
Kết luận
Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn cách Cài đặt Laravel 8 cho hệ điều hành Windows rồi. Mong nhận được ý kiến và ủng hộ của các bạn.
Bình luận